Cầu trục nó riêng và thiết bị nâng hạ nói chung là cực kỳ đặc thù. An toàn khi vận hành cầu trục cần đặc biệt được quan tâm vì chỉ sai một li đi luôn cả tỷ đồng.

Có rất nhiều ngành nghề phụ thuộc vào nó như khai thác, sản xuất, chế biến, nông lâm nghiệp…
Tuy nhiên mặc dù hiển diện ở khắp nơi được nhà sản xuất kiểm định, được nhà nước cấp đầy đủ tiêu chuẩn..nhưng như vậy chúng ta cũng không thể bỏ qua nhưng nguy hiểm mà nó có thể mang tới.
Bài viết dưới đây là dành cho ban giám đốc, quản đốc, công nhân đứng máy, các bạn đang theo đuổi nghề vận hành thiết bị nâng hạ nắm bắt rõ 5 mẹo và 26 quy định để bảo đảm an toàn khi vận hành thiết bị nâng hạ.
5 mẹo để có được an toàn khi vận hành cầu trục
Mục lục
1. Đảm bảo thiết bị cầu trục chỉ được vận hành bởi những công nhân có trình độ với các chứng chỉ nghề phù hợp và đã cóthời gian huấn luyện làm việc trên thiết bị.
Thiết bị rất phức tạp, nặng nề nên đòi hỏi cần có kiến thức chuyên môn nhất định để vận hành một cách an toàn. Đó là lý do tại sao một trọng 5 mẹo, mà mẹo đầu tiên chính là con người. Người vận hành không chỉ phải biết các thiết bị bên trong và bên ngoài, mà họ còn cần phải thành thạo tất cả các quy trình an toàn thích hợp, xử lý mọi tình huống có thể phát sinh.
2. Kiểm tra toàn bộ thiết bị và tải trọng trước khi vận hành cầu trục.
Người vận hành phải xem xét kỹ cầu trục của họ trước khi nâng. Ví dụ, kiểm tra trực tiếp bằng mắt, bằng tay cáp, bánh xe.. xem có xuất hiện vết nứt hoặc dấu hiệu hao mòn nào khác không. Nếu thiết bị dường như bị hư hỏng hoặc mòn, nó phải được đưa ra khỏi dịch vụ và sửa chữa. Ngoài ra, tải phải được kiểm tra để đảm bảo chúng được bảo mật đúng cách. Xác nhận rằng tải không vượt quá giới hạn nâng của động cơ. Ví dụ như động cơ 5 tấn, nâng hàng hóa 5.5 tấn ít cũng được nhưng không được thường xuyên và tuyệt đối động cơ 5 tấn, không được nâng hàng hóa 8, 9 tấn.
3. Khi làm việc bảo đám 100% con người không được đứng dưới hàng hóa khi đang nâng
An toàn không chỉ là trách nhiệm của một riêng ai, vậy quản đốc, người điều khiển hay nhắc nhở thường xuyên mọ người giữ vị trí an toàn khi cầu trục hoạt động. Đặc biệt là khi nâng hạ hàng nó có tải trọng lớn, siêu lớn. Đối với các nước phát triển, hay các nước châu âu thì đầu là vấn đề được thường xuyên nhắc đến. Khi ai đó vi phạm thì án phạt sẽ rất nặng. Phạt để làm gì chắc các bạn cũng hiểu.
4. Không cắt ngắn thời gian.
Điều khiếp sợ nhất là điều khi mình đã coi là xong nhưng thực ra chưa xong. Cần thời gian kiểm tra kỹ lưỡng, cẩn thận trước khi vận hành thiết bị.
5. Xem lại danh sách 28 nội quy vận hành cầu trục.
Thiết bị nâng hạ rất phực tạp và cầu trục cũng vận nên mội số thủ định nhất định có thể người vận hành sẽ quên, nhưng quản đốc, ban điều hành, tổ trưởng, giám đốc sản xuất không thể quên. Đó là lý do tại sao cần phải cung cấp cho tất cả nhân viên thẻ hoặc danh sách kiểm tra chi tiết các giao thức an toàn. Điều này là bắt buộc không chỉ cho các nhà khai thác cầu trục, mà còn cho tất cả các công nhân khác làm việc trên xưởng có cầu trục đang hoạt động.Khuyến khích các công nhân xem xét các thẻ an toàn trước khi họ bắt đầu mỗi ca. Các danh sách kiểm tra này phải được đăng ở các vị trí nổi bật xung quanh xưởng làm việc và dành cho tất cả mọi người
Trên đây là 5 mẹo để vận hành cầu trục một các an toàn, hiệu quả, hay nghi nhớ điều đó để người lao động, chủ doanh nghiệp không phải lo lắng nữa.
28 nội quy an toàn khi vận hành cầu trục
1. Chỉ những người có trách nhiệm mới được sử dụng thiết bị
2. Chỉ được phép nâng chuyển tải trọng khi biết rõ trọng lượng của nó. Không được phép sử dụng thiết bị với chế độ làm việc nặng hơn chế độ quy định.
3. Phải dùng dây cáp tương ứng với trọng lượng của tải và kiểm tra dây cáp trước khi sử dụng.
4. Chỉ được nâng hạ vật theo phương thẳng đứng, không được kéo xiên. Hạn hữu mới cho phép kéo xiên trong phạm vi l,5m
5. Khi điều khiển thiết bị nâng từ sàn nhà phải đảm bảo lối đi lại tự do cho người điều khiển.
6. Không được đứng trên hành lang cầu trục khi nó đang hoạt động.
7. Tuyệt đối cấm nâng, hạ tải trọng khi có người đang đứng dưới tải trọng.
8. Nếu di chuyển trên dường đi hoặc mặt bằng không cỏ chướng ngại thì tải trọng được nâng cao lm. Khi mặt bằng có chướng ngại phải nâng tải trọng cách điểm cao nhất 0,5m.
9. Cấm sử dụng thiết bị khi hệ thống phanh bị hỏng hoặc ở trạng thái hoạt động không bình thường.
10. Tránh hiện tưởng quá tải giả tạo cho thiết bị, cấm nâng những tải trọng đang bị vùi, bị vật khác đè lên, bị gia cố và bắt chặt với vật khác bằng bu-loong..
11. Cấm kéo lê tải trọng
12. Không bốc xếp tải trọng lên ô tô khi buồng lái đang có người.
13. Không sử dụng đơn pha
14. Không được dung pa – lăng để lật ngược vật nặng
15. Không sử dụng pa – lăng trong trạng thái đong đưa mạnh của vật treo.
16. Cố gắng tránh thao tác nhấp giật máy
17. Không được treo vật nặng rồi quay nó như chong chóng
18. Không giật mạnh và kéo ngang sợi dây CORD của tay nắm có các nút bấm.
19. Không hàn điện vào vật khi nó đang ở trạng thái treo lơ lửng
20. Không được treo lơ lửng rồi bỏ đi
21. Người theo buộc móc tải trọng phải:
– Buộc móc cáp đúng quy định
– Đi đằng sau tải trọng, cấm đi trước tải trọng
– Chỉ được bám sau tải trọng nếu tải trọng ở độ cao khoảng lm trở xuống
– Cấm dùng người làm đối trọng cân bằng tải trọng
– Muốn quay tải trọng phải dùng móc chuyên dùng
– Cấm đứng giữa tải trọng và các vật chướng ngại có thành tường cao để tránh bị đè bẹp.
22. Khi nghỉ việc phải đưa pa – lăng vào gần cabin điều khiển, kéo móc lên hết, ngắt cầu dao điện. Cấm không được treo tải trọng trên móc khi dừng, nghỉ việc, thu gọn tránh va đập các bản điều khiển cầm tay (khi thiết bị được điều khiển từ dưới đất)
23. Khi xảy ra sự cố cho thiết bị, người sử dụng phải báo cáo cho người có trách nhiệm để lập biên bản và tim cách sửa chữa, khắc phục. Sau khi có quyết định của người có trách nhiệm mới được sử dụng thiết bị tiếp.
24. Thiết bị phải được sửa chữa, bảo dưỡng theo lịch đã được thủ trưởng đơn vị quản lý sử dụng phê duyệt hoặc sau khi xảy ra sự cố và được ghi chép đầy đủ vào lý lịch.
25. Không được tự ý thay thế bất cứ phụ tùng nào của cầu trục, nhất là pa – lăng không phải chính hiệu của nhà sản xuất cung cấp.
26. Nếu để lâu không dùng đến thì trước khi ngưng sử dụng phải có biện pháp chống gỉ xét thích đáng. Khi sử dụng lại phải kiểm tra cận thận trước khi cho vận hành.
27. Chỉ sử dụng cầu trục theo đúng mục đích thiết kế, trong trường hợp vận hành cầu trục trong các môi trường đặc biệt như hóa chất, nhiệt….thì phải tuân thủ theo các điều kiện khác có liên quan.
28. Các nội dung khác: tuân theo luật chung về an toàn lao động của Nhà nước Việt Nam.
Kết Luận
Trên đây là 5 mẹo và 28 nội quy để vân hành thiết bị nâng hạ nói chung và cầu trục nói riêng được an toàn tuyệt đối. Hy vọng bài viết giúp quý vị độc giả hiểu rõ thêm về an toàn khi vận hành cầu trục. Nếu thấy có ích hay like, share hoặc comment cho chúng tôi thêm ý kiến để được thảo luận trong bài viết sắp tới nhé
Quý khách muốn lắp đặt, hay tư vấn về cầu trục hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được làm thượng đế. SIEUTHICAUTRUC- Luôn đồng hành cùng chủ đầu tư, nhà thầu mọi lúc, mọi nơi.
Bên dưới là một số hình ảnh của chúng tôi khi lắp đặt cầu trục phòng sạch, chống nổ cho doanh nghiệp bên Trung Quốc tại khu công nghiệp Thoanh Oai – Quốc Oai Hà Nội